Bị nhiệt miệng hãy uống những thức uống này đảm bảo sẽ mau hết hẳn

Những lý do khiến bạn bị nhiệt miệng, bị nhiệt miệng hãy uống những thức uống gì đảm bảo sẽ mau hết hẳn? Bấm vào bài viết để tìm hiểu nhé!

Bị nhiệt miệng luôn là vấn đề gây ra khó chịu, đau đớn. Những người bị nhiệt nhiệt thường ăn uống, nói chuyện rất khó khăn. Vậy cách nào để chữa trị căn bệnh này? Cùng chúng tôi tìm hiểu bị nhiệt miệng hãy uống những thức uống này đảm bảo sẽ mau hết hẳn nhé!

Bị nhiệt miệng là gì?

Bị nhiệt miệng là những vết loét nông nhỏ xảy ra ở niêm mạc miệng. Thuật ngữ y tế cho vết nhiệt miệng là “loét áp-tơ.” Các vết loét bắt đầu là những vết loét màu trắng đến hơi vàng được bao quanh bởi màu đỏ. Chúng thường rất nhỏ (dưới 1 mm) nhưng có thể to ra đường kính ½ đến 1 inch. Các vết loét có thể gây đau đớn và thường gây khó chịu cho việc ăn uống và nói chuyện. Có hai loại vết loét:

Bị nhiệt miệng hãy uống những thức uống này đảm bảo sẽ mau hết hẳn

Vết loét đơn giản: Có thể xuất hiện ba hoặc bốn lần một năm và kéo dài đến một tuần. Bất kỳ ai cũng có thể bị loét miệng nhưng chúng thường xảy ra ở những người từ 10 đến 20 tuổi.

Vết loét phức tạp: Những vết loét này ít phổ biến hơn và xảy ra thường xuyên hơn ở những người đã từng mắc chúng.

Nguyên nhân gây bệnh loét miệng?

Nguyên nhân chính xác của hầu hết các vết loét trên người không rõ. Căng thẳng hoặc chấn thương nhỏ bên trong miệng được cho là nguyên nhân gây ra vết loét đơn giản. Một số loại thực phẩm — bao gồm trái cây và rau quả có múi hoặc có tính axit (chẳng hạn như chanh, cam, dứa, táo, sung, cà chua, dâu tây) – có thể gây ra vết loét hoặc làm cho vấn đề tồi tệ hơn. Sử dụng thuốc chống viêm không steroid, như ibuprofen, là một nguyên nhân phổ biến khác. Đôi khi bề mặt răng sắc nhọn hoặc thiết bị nha khoa, chẳng hạn như niềng răng hoặc răng giả không vừa vặn, cũng có thể gây ra vết loét.

Một số trường hợp vết loét phức tạp gặp ở những bệnh nhân mắc các bệnh về hệ thống miễn dịch. Những bệnh này bao gồm lupus , bệnh Behcet, bệnh viêm ruột (bao gồm bệnh celiac , viêm loét đại tràng và bệnh Crohn ) và AIDS . Các vết loét vùng đáy mắt cũng xuất hiện ở những bệnh nhân có vấn đề về dinh dưỡng, chẳng hạn như thiếu hụt vitamin B-12, kẽm, axit folic hoặc sắt.

Bị nhiệt miệng hãy uống những thức uống này đảm bảo sẽ mau hết hẳn

Nước lọc

Uống đủ nước không chỉ giúp ích cho các cơ quan, bộ phận trong cơ thể hoạt động tốt hơn mà còn giúp đào thải độc tố trong cơ thể ra ngoài. Mặc dù bị nhiệt miệng sẽ gây khó khăn khi ăn uống, nhưng bạn nên uống thêm nhiều nước. 

Bạn có thể cho thêm vài lát dưa chuột, dưa hấu, dâu tây, một lát chanh hay vài lá bạc hà vào bình nước rồi uống. Cách này không chỉ giúp tăng thêm hương vị cho nước mà những loại hoa quả thanh mát còn giúp vết nhiệt miệng nhanh lành.

Trà xanh

Trà xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp rút ngắn thời gian phát tán của siêu vi, đồng thời giúp vết loét miệng nhanh lành hơn.

Nước rau má

Theo Đông y, rau má có tính mát, vị hơi đắng, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chữa mụn nhọt, lở ngứa… Khi bị nhiệt miệng, bạn có thể xay rau má lấy nước uống. Mỗi ngày chỉ nên uống một cốc nước rau má, không nên uống quá nhiều.

Nước cam, chanh

Bản thân cam, chanh không giúp điều trị nhiệt miệng. Tuy vậy, cam và chanh đều chứa rất nhiều vitamin C nên giúp tăng khả năng đề kháng của cơ thể, giúp bạn nhanh chóng vượt qua những căn bệnh do vi khuẩn, virus gây ra.  Bạn có thể uống một cốc nước cam hoặc nước chanh mỗi ngày. Tuy nhiên, không nên uống khi đói, tránh ảnh hưởng đến dạ dày. Người bị nhiệt miệng, loét miệng nên uống nước cam, chanh để bổ sung vitamin C cho cơ thể

Nước ép cà chua

Theo Đông y, cà chua có tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng nhanh nhiệt, giải độc. Nhờ đặc tính này nên khi bị nhiệt miệng, bạn cũng có thể uống nước ép cà chua để vết loét miệng nhanh lành hơn. 

Tuy nhiên, nên lưu ý là chỉ nên mua cà chua tại địa chỉ uy tín, an toàn, để tránh thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, kích thích tăng trưởng… Khi làm nước ép, có thể pha thêm nước hoặc xay cùng một số loại rau củ quả có tính mát sẽ ngon hơn

Nước mía

Theo Đông y, nước mía có vị ngọt, tính mát, có tác dụng nhanh nhiệt. Uống nước mía khi bị nhiệt miệng cũng rất tốt, đặc biệt là trong mùa Hè nắng nóng. 

Dùng nước súc miệng trị loét

Dùng các loại nước súc miệng trị loét miệng cũng là một phương pháp hiệu quả chữa nhiệt miệng, bạn sẽ cs một hơi thở thơm mát nhưng trước khi có ý định sử dụng hãy hỏi ý kiến bác sĩ thật kỹ về tình trạng của bản thân

Nguồn: https://cotrangquan.com/

Tin Liên Quan