Có nên thờ cúng thai nhi

Có nên thờ cúng thai nhi không là câu hỏi được rất nhiều gia đình quan tâm. Thai nhi ở trong bụng nhưng do nhiều lý do khác nhau mà không thể phát triển hay được sinh ra đời. Vì thế, Những người mẹ đành phải bỏ đi máu mủ của mình kể cả khi còn là một hạt đậu hay lớn hơn. Điều khiến họ băn khoăn không biết có nên thờ cúng thai nhi trong nhà không ?

Có nên thờ cúng thai nhi trong nhà?

Những câu chuyện về vong thai nhi luôn là đề tài được nhiều người nói đến, đặc biệt là chuyện tâm linh. Thai nhi không tiếp tục phát triển có thể do nguyên nhân khách quan như sức khỏe người mẹ quá yếu, không thể giữ được trong tử cung. Nó có thể xuất phát từ nguyên nhân chủ quan là bị chính bố mẹ của mình phá bỏ do có thai ngoài ý muốn, chưa đủ tuổi và chưa muốn chịu trách nhiệm.

Dù là nguyên nhân gì, vong hồn thai nhi luôn có ám khí rất nặng và nó sẽ quẩn quanh bên bố mẹ để tìm cách đầu thai tiếp. Nếu nói theo trường hợp tích cực, thai nhi sẽ đi theo và bảo vệ cha mẹ mình, tuy nhiên đa phần những vong hồn này cảm thấy rất tủi thân và thường xuyên quấy phá vì không cho nó một thân phận được ra đời.

Câu hỏi đặt ra rằng: có nên thờ cúng thai nhi trong nhà không? Câu trả lời theo các chuyên gia tâm linh là không nên. Nếu bạn thờ cúng bé trong nhà sẽ ngăn cản cơ hội được đầu thai kiếp khác của vong hồn đó. Thay vì giữ con mình ở lại, bạn hãy gửi lên chùa để các sư thầy làm lễ cầu siêu thoát cũng như cho bé một mái ấm ổn định.

Những điều cần biết khi cầu siêu thai nhi

Cầu siêu là hành động cầu mong thai nhi được đầu thai sang kiếp khác, có cuộc sống tốt hơn. Tuy nhiên, không đơn thuần thờ cúng tại nhà hay gửi vong thai nhi lên chùa, người mẹ cần tích cực làm những việc thiện, tích đức và phúc phần để bù đắp lỗi lầm của mình.

Khi đi chùa làm lễ hay làm tại gia, chúng ta nên lưu ý:

  • Khi nhang cháy được một nửa, tiến hành đốt vàng mã, quần áo cho thai nhi. Đồng thời đổ sữa từ từ xuống đất hoặc mâm đến khi hết.
  • Tất cả đồ ăn cúng vong thai nhi không nên bỏ đi mà giữ lại ăn như bình thường.
  • Cúng vong thai nhi tại gia nên kê một bàn riêng, không được để chung với bàn thờ Phật hay bàn thờ gia tiên.
  • Chọn khoảng thời gian cúng linh nghiệm: từ 7h sáng đến 5h chiều. Đây là lúc thai nhi có thể nhận lộc cúng từ cha mẹ.

Ngày cúng thai nhi tốt nhất là vào mùng 2 hoặc 16 hàng tháng sau khi cúng đầu tháng và rằm. 

Tin Liên Quan